Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu. Bỏ túi ngay kinh nghiệm hay và tìm hiểu Nan Nga khác Nan Việt như thế nào với bài viết này nhé!
Những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết
Lần đầu làm mẹ thì việc tìm tòi, học hỏi những kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng con cái là cực kỳ cần thiết. Mẹ càng nắm được nhiều kinh nghiệm thì khi chăm sóc bé sẽ ít lúng túng và dễ dàng hơn. Dưới đây là những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết. Trước tiên mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé
Một trong những kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi quan trọng là lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé. Mẹ có thể tham khảo 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay để lựa chọn cách tối ưu nhất cho con yêu.
– Phương pháp ăn dặm truyền thống: Cách chế biến món ăn theo phương pháp này là nấu bột xay chung với các thực phẩm khác được xay nhuyễn như rau, củ, thịt, cá,…
– Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ bắt đầu được ăn dặm với cháo loãng theo tỷ lệ 1 gạo 10 nước, thay vì xay bột gạo rồi nấu cho bé như phương pháp truyền thống. Theo thời gian khi bé lớn dần, thức ăn sẽ được chế biến với độ thô tăng lên. Ngoài ra, bé sẽ được bổ sung thêm các loại thực phẩm khác nhau với hương vị được giữ nguyên bản.
– Phương pháp ăn dặm kiểu BLW: Ăn dặm BLW là phương pháp cho phép bé tự quyết định mình sẽ ăn gì và ăn với số lượng là bao nhiêu. Với phương pháp này, bé sẽ tự ăn thô với cả nhà và chọn những gì bé thích ăn bằng cách bốc tay, cầm nắm miếng thức ăn bé muốn.
Đồng thời khi tìm hiểu kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và tiến hành cho bé tập ăn, mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:
– Ăn dặm không thể thay thế sữa mẹ hoàn toàn. Khi cho bé ăn dặm, vẫn phải duy trì việc cho con bú 3 lần một ngày.
– Cho bé làm quen dần dần với việc ăn dặm. Những lần đầu tiên khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thử 1-2 muỗng để bé quen dần.
– Cho bé tập ăn bột ngọt trước, ăn bột mặn sau. Bé sẽ dễ làm quen hơn nếu được ăn loại thức ăn có nhiều điểm tương đồng với sữa mẹ. Vì vậy bột ngọt là lựa chọn tốt cho bé tập ăn dặm trong 1-2 tuần đầu. Mẹ có thể trộn bột ngọt với sữa mẹ để bé dễ ăn hơn.
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ tập ăn dặm cho bé như: Bàn tập ăn, yếm, bát, đĩa, thìa,… Đối với ba mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật, ba mẹ có thể sử dụng bình tập ăn Pigeon cho bé ăn dặm dễ dàng hơn.
Một số ưu điểm nổi bật của Nan Nga và Việt
Như đã lưu ý ở phía trên, dù bé ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho con uống sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức trong trường hợp sữa mẹ không đủ hoặc mẹ không muốn cho bé bú sữa mẹ nữa để đảm bảo bé vẫn được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Với những tiến bộ trong kĩ thuật và nghiên cứu, các dòng sữa công thức trên thị trường hiện nay cũng chứa vô số các chất dinh dưỡng không kém gì sữa mẹ. Trong đó có thể kể tới sữa Nan của Nga và sữa Nan Việt của nhà Nestle. Tuy nhiên giữa hai dòng sữa thì Nan Nga hay Nan Việt tốt hơn?
Trước mắt cùng lướt qua một số công dụng nổi trội của Nan Nga và Việt. Nan Nga và Việt có kết cấu mịn, vị sữa thanh mát, dễ uống, hỗ trợ bé tiêu hoá khoẻ, hấp thu tốt, tăng cường sức đề kháng, tăng cân đều đặn cũng như phát triển trí tuệ nhờ vào hệ dưỡng chất DHA, ARA kết hợp với các nhóm vitamin quý giá và hệ lợi khuẩn đường ruột, đạm Optipro độc quyền từ nhà Nestle. Đặc biệt, xét về mặt công thức và bảng thành phần, sữa Nan của Nga và Việt tương đối giống nhau. Do đó Nan Nga và Nan Việt cái nào tốt hơn cho bé sử dụng – câu trả lời là cả 2 dòng sản phẩm đều nổi bật và mang lại công dụng như nhau cho quá trình phát triển của bé. Mẹ có thể lựa chọn cả 2 mà không phải suy nghĩ đắn đó về chất lượng đâu mẹ nhé!