Khi được 3 tháng tuổi, bé yêu của bạn sẽ có những dấu hiệu & nhu cầu rất khác biệt so với 2 tháng đầu đời. Bé bắt đầu hoạt động thể chất & cần những dưỡng chất khác cũng như bắt đầu tập giao tiếp được. Vậy những cột mốc & nhu cầu đó là gì?
Cùng Nan Nga khám phá ở bài viết dưới những điều cơ bản mẹ nên biết khi con dần tới 3 tháng tuổi để có thể chăm sóc bé đúng cách mẹ nhé.
Những điều mẹ cần biết về sinh hoạt của bé 3 tháng tuổi
- Trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Chế độ ăn của trẻ 3 tháng tuổi là gì?
Thực tế, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ đến 6 tháng tuổi. Vào giai đoạn em bé 3 tháng tuổi, trẻ sẽ ngày càng bú sữa giỏi hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp mẹ không cho con bú sữa mẹ thường được thì mẹ nên tham khảo những loại sữa thay thế như Nan Nga nội địa mẹ nhé.
Mẹ bỉm sẽ vẫn luôn phải sẵn sàng cho bé bú suốt ngày, nhưng rất nhiều bé 3 tháng tuổi bắt đầu ngủ lâu hơn trong đêm. Những bé bú bình thì thường sớm bắt đầu ngủ đêm dài hơn so với các bé bú mẹ.
Vậy trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh cần trung bình 700 – 800ml sữa Nan Nga hoặc sữa mẹ/ngày. Mẹ bỉm có thể áp dụng cách cho trẻ bú khoảng 5 – 6 cử mỗi ngày và một cử kéo dài khoảng 8 – 10 phút.
- Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Do chưa có đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học, mô hình giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi không liên quan đến chu kỳ ánh sáng ngày và đêm. Các bé sẽ vẫn chưa ngủ trọn giấc đêm, nhưng một bé 3 tháng tuổi thì thường có một giấc ngủ đêm trung bình khoảng 5-6 tiếng liên tục.
- Khả năng giao tiếp của trẻ 3 tháng tuổi
Bé 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu ê a rất nhiều. Bé yêu của bạn mỗi ngày sẽ hoàn thiện hơn kĩ năng nói chuyện và bạn sẽ nghe thấy giọng bé có những âm vực cao thấp rõ rệt; âm điệu của bé sẽ thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của bé.
Đôi khi bạn có thể không chắc chắn những tiếng ê a của bé là biểu hiện của cảm xúc hay chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên. Khi đó, bạn hãy thử tạo ra những âm thanh lạ, chơi ú oà với bé hoặc phùng mồm thổi vào bụng của bé. Hãy thể hiện cho bé thấy những phản ứng tích cực của bạn, điều đó sẽ giúp bé nhận biết và hoàn thiện hơn nữa khả năng “giao tiếp” của mình.
Khả năng hiểu và lý giải các hành động của bé như khóc lóc, cau có,… cũng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Tiếng bé khóc khi đói sẽ khác với tiếng khóc khi bé mệt và cũng sẽ khác với tiếng khóc khi bé cảm thấy chán, muốn chơi,…
Nan Optipro Nga hy vọng với bài viết này ba mẹ sẽ hiểu thêm về sự phát triển cũng như vấn đề ăn, ngủ, giao tiếp của trẻ 3 tháng tuổi để ba mẹ có thể chăm sóc trẻ hiệu quả & an toàn nhé.